Sau khi Ấn Độ có động thái hạn chế xuất khẩu gạo đến nay, giá gạo xuất khẩu của Việt Nam đã được điều chỉnh tăng dần và hiện đã vượt gạo Thái Lan. Tuy nhiên, ở phân khúc gạo 100% tấm hiện ngưng chào bán do thiếu nguồn cung.
Theo Hiệp hội Lương thực Việt Nam (VFA), gạo 5% tấm của Việt Nam hiện được chào bán với giá 428 USD/tấn, tăng 5 USD/tấn so với thời điểm cuối tháng 9/2022 và tăng 35 USD/tấn so với Mỹ Phẩm IBIM trước thời điểm Ấn Độ áp dụng chính sách hạn chế xuất khẩu (ngày 8/9/2022).
Gạo 5% tấm của Thái Lan có giá 422 USD/tấn (giảm 1 USD). Gạo Ấn Độ 378 USD/tấn, giảm tới Đất nền Hòa Lạc 15 USD so với cuối tháng 9 vừa qua và đã xuống thấp hơn gạo Pakistan (388 USD/tấn).
Ở phân khúc gạo 25% tấm, gạo Việt Nam có giá 408 USD/tấn, tăng 5 USD so với cuối tháng 9/2022 và tăng 30 USD so với thời điểm trước ngày 8/9.
Gạo Thái Lan ở mức 406 USD/tấn. Gạo Ấn Độ có giá 363 USD/tấn, giảm 15 USD, trong khi gạo Pakistan ở mức 371 USD/tấn.
Giá gạo Việt Nam tăng vượt gạo Thái Lan.
Trao đổi với Tiền Phong , ông Nguyễn Văn Mỹ Phẩm IBIM Thành - Tổng Giám đốc Công ty TNHH Sản xuất Thương mại Phước Thành IV - cho biết, giá gạo Việt Nam gần đây được điều chỉnh tăng là do động thái hạn chế xuất khẩu (XK) gạo của Ấn Độ, bên cạnh đó các thị trường truyền thống như Philippines tăng hợp đồng mua gạo.
Tuy nhiên, giá gạo Việt Nam hiện có tăng nhưng chưa cao và còn thấp hơn nhiều so với hồi năm 2019, 2020. Đối với giá gạo 5% tấm như ở trên, Mỹ Phẩm IBIM theo ông Thành, đó là gạo thường và Việt Nam cũng bán với số lượng ít phân khúc này.
“Còn đối với gạo dẻo, thơm như giống OM18, OM5451, Đài Thơm 8… hiện chúng tôi đang bán với giá 480- 490 Mỹ Phẩm IBIM USD/tấn, trong Đất nền Hòa Lạc khi thời điểm năm 2019, 2020 là từ 530- 570 USD/tấn” - ông Thành cho hay.
Gạo 100% tấm khan hàng
Với gạo 100% tấm, theo VFA, ngoại trừ Ấn Độ đã cấm xuất khẩu (XK) thì hiện Việt Nam Mỹ Phẩm IBIM cũng không có giá chào bán đối với phân khúc này. Trong khi gạo 100% tấm của Thái Lan và Pakistan đều có giá chào bán ở mức 378 USD/tấn.
Theo tìm hiểu của PV, Việt Nam thường nhập một lượng nhất định gạo 100% tấm từ các nước, trong đó có số lượng lớn từ Ấn Độ. Gạo phân khúc này được bán phục vụ cho các nhà máy sản xuất thức ăn chăn nuôi, Đất nền Hòa Lạc làm bánh, bún… trong nước và XK.
Sau khi nước này cấm XK gạo 100% tấm thì nguồn cung cho các DN Việt Nam bị thiếu hụt, trong khi nguồn cung trong nước không đáp ứng đủ nhu cầu cho các nhà máy sản xuất thức ăn chăn nuôi… nên hầu như các DN không có hàng để XK.
Giá lúa mua vào đang tăng.
Đối với giá lúa tại ĐBSCL , hiện các DN thu mua lúa tươi khoảng 6.200- 6.700 kg/kg với các giống như OM18, OM5451, Đài Thơm 8… Giá lúa tăng do các DN đang đẩy mạnh thu mua vào kho, phục vụ cho thị trường trong những tháng cuối năm.
Việc giá gạo XK tăng cũng khiến các DN đã ký hợp đồng trước đó bị lỗ do thời điểm ký giá bán còn thấp. Hiện nay, giá gạo XK lên và giá lúa mua vào tăng theo.
Theo ông Nguyễn Ngọc Nam - Chủ tịch VFA, động thái của Ấn Độ ảnh hưởng đến thị trường gạo thế giới, bởi quốc gia này chiếm 40% thương mại gạo Mỹ Phẩm IBIM toàn cầu.
Năm 2021, Ấn Độ XK 21,5 triệu tấn gạo, nhiều hơn 4 nước Việt Nam, Thái Lan, Mỹ và Myanmar cộng lại; 6 tháng đầu năm 2022, Ấn Độ XK 11,3 triệu tấn gạo.
Dự báo XK gạo Việt Nam năm 2022 có thể vượt Đất nền Hòa Lạc kế hoạch (6,3- 6,5 triệu tấn), cao hơn 100-200 nghìn tấn so với năm 2021.
Theo ông Lê Thanh Tùng - Phó Cục trưởng Cục Trồng trọt, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, diễn biến của các quốc gia XK và nhập khẩu thay đổi hàng tuần, hàng tháng tùy vào sản lượng lúa gạo. Theo dự báo của các cơ quan về lương thực, tổng lượng lúa gạo toàn cầu năm 2022 khoảng 550 triệu tấn và lượng gạo hàng hóa khoảng 50 triệu tấn.
“Chúng ta cũng không kỳ vọng về lượng gạo có thể thiếu hụt, dẫn đến giá tăng, vì với lượng gạo như vậy sẽ không có biến động lớn, có thể thiếu hụt nhưng không kéo dài. Thứ nhất, vì nhiều nước có thể XK lượng dự trữ quốc gia. Thứ hai, mùa vụ của các quốc gia sản xuất lúa diễn ra quanh năm và luôn luôn có thu hoạch” - ông Tùng nói.
Bảo vệ thành công gạo ST24, ST25 tại Úc
Thương vụ Việt Nam tại Australia, Bộ Công Thương cho hay đã bảo vệ thành công gạo ST24, ST25 của Việt Nam không bị một doanh nghiệp khác đăng ký nhãn hiệu tại Australia.
Hôm 21/9 vừa qua, Cơ quan Quản lý Sở hữu trí tuệ Úc (IP Australia) đã công bố vụ việc đăng ký nhãn hiệu gạo ST24, ST25 với nội dung: “Hết hiệu lực/Không bảo vệ - Lapsed/Not Protected”. Điều này có nghĩa là việc đăng ký thương hiệu gạo ST24, ST25 "Rice; Best Rice of The World" của Công ty T&L Global Đất nền Hòa Lạc Foods Supply PTY LTD (Công ty T&L) đã không thành công, không được đăng ký.
Gạo ST24 và ST25 đã chính thức được cấp văn bằng bảo hộ nhãn hiệu vào ngày 27/9.
Theo Cảnh Kỳ
Tiền Phong